Heo đất tiết kiệm và cách dạy con ngoan

Dạy con ngoan, trưởng thành, biết yêu thương, có hiếu với ông bà, cha mẹ là cả một công trình lớn lao nhất mà các bậc phụ huynh phải làm.
Vậy cách dạy con như thế nào để con có thể trưởng thành hơn, trân trọng giá trị của cuộc sống hơn? Ngoài việc các bậc phụ huynh làm gương cho các con mình thì tùy thuộc vào cá tính của mỗi bé mà các bậc phụ huynh lại đưa ra những cách giải quyết khác nhau. 

Dạy con biết chi tiêu hợp lý, biết yêu thương và trân trọng giá trị vật chất, của cải mà ông bà, bố mẹ làm ra là một trong những cách dạy con đem lại hiệu quả cao nhất. Nhưng dạy như thế nào để trẻ có hào hứng, dễ hiểu nhất và đi sâu vào lòng người nhất, ngoài ra còn là những kỷ niệm đẹp nhất trong cuộc đời một đứa trẻ thì không phải ai cũng làm được. Chúng ta cùng đi tìm cách để giải quyết nhé!

>>>>> Gốm Bát Tràng mang lại nhiều cảm xúc cho người mua

1. Dạy bằng cách kể chuyện cho con nghe: Kể cho con nghe những câu chuyện cổ tích mang những giá trị về mặt đạo đức, cho con xem những câu chuyện, clip như: "Quà tặng cuộc sống" hay "Châm ngôn cuộc sống" trên youtube.

2. Sưu tầm, mua những cuốn sách hay về cách sống như: Hạt giống tâm hồn, Đắc nhân tâm, quẳng gánh lo đi và vui sống, những cuốn sách về đạo Phật, về cách ứng xử, cách sống, chuyện cổ tích...

3. Dạy con bằng cách làm gương cho con: Bản thân các bậc phụ huynh phải là những người có hiếu với bố mẹ của mình, biết yêu thương những người xung quanh mình là một bài học lớn đối với một đứa trẻ. Chi tiêu hợp lý cũng là cách mà những đứa trẻ sẽ lấy đó làm bài học cho tương lai của mình.

4. Dạy trẻ bằng cách uốn nắn hàng ngày những hành vi của bé. Nếu thấy bé có thái độ lấy đồ của bạn, của người khác làm vật của mình thì chúng ta nên có thái độ nghiêm khắc, đồng thời giảng giải cho trẻ nghe hành vi đó là xấu, là không nên làm nhưng không nên đánh trẻ.

5. Dạy trẻ bằng cách giao việc cho trẻ: Một em bé sẽ trưởng thành hơn, có trách nhiệm và biết quý trọng công việc của cha mẹ hơn khi được giao cho một công việc trong gia đình. Khi còn bé bạn có thể giao cho trẻ quét nhà, quét sân, rửa bát. Lớn hơn biết thổi cơm, giặt quần áo.... Dù trẻ có phải học nhiều khi lớn, nhưng bạn hãy đừng quên giao công việc cho trẻ, điều này rất quan trọng, trẻ lớn lên sẽ không ích kỷ, hiểu được công việc của người khác và sẽ trưởng thành hơn.

6. Dạy trẻ biết chi tiêu tiết kiệm bằng cách tặng heo tiết kiệm cho trẻ nhân dịp sinh nhật trẻ, nhân dịp trẻ đạt thành tích trong học tập hoặc một phần quà bất ngờ mà cha mẹ muốn dành cho con.


>>>> Nhiều lợn tiết kiệm (Heo tiết kiệm) tha hồ chọn.

Ở phạm vi bài viết này chúng tôi xin được nói về chủ đề: Heo đất tiết kiệm và cách dạy con ngoan:


Vậy Heo tiết kiệm (lợn tiết kiệm) có tác dụng gì đối với sự hình thành nhân cách của trẻ và lợi ích từ việc dùng lợn tiết kiệm đem lại cho trẻ:

Thứ nhất: Đem lại niềm vui cho trẻ, niềm hạnh phúc và lòng biết ơn với ông bà, cha mẹ. Với bất kỳ một ai dù là người lớn hay trẻ nhỏ thì đều mong muốn được nhận quà, đó là sự háo hức, mong đợi và hạnh phúc khi được nhận quà. Khi bố mẹ, ông bà dành tặng con, cháu mình một món quà là một chú lợn đất, heo đất xinh xắn nhân dịp sinh nhật, trẻ đạt được thành tích trong học tập, trẻ làm được việc tốt, nhân lễ Giáng Sinh, Tết Nguyên Đán...thì trẻ sẽ nhiệt tình đón nhận và trân trọng món quà đó.

Thứ hai: Dạy trẻ biết tiết kiệm: Bạn đừng ngại khi giao cho trẻ giữ một khoản tiền nho nhỏ nào đó (Không nên giao cho trẻ giữ quá nhiều tiền) dù cho đó là tiền đút vào lợn đất (heo đất). Khi trẻ đạt được thành tích trong học tập, khi trẻ có thái độ tích cực hãy khuyến khích trẻ bằng việc thưởng cho bé một món tiền nhỏ: Bạn không nên thưởng cho bé quá nhiều tiền, chỉ nên thưởng cho bé từ 50.000 VNĐ trở lại, thậm chí là dưới 10.000 VNĐ. Bạn phải lưu ý rằng khi giao tiền cho trẻ, bạn phải theo sát trẻ, chắc chắn rằng trẻ đã đút tiền vào lợn đất, (heo đất).

Thứ ba: Dạy trẻ biết lên kế hoạch chi tiêu: Bạn hãy hướng dẫn trẻ lập kế hoạch bằng những câu hỏi như: Con sẽ nuôi lợn của con đến khi nào? Khi Heo của con đã ăn rất no rồi thì con sẽ làm gì? Con muốn mua gì khi con mổ lợn nhỉ? Bằng những câu hỏi với con và sự hướng dẫn của cha mẹ, ông bà thì trẻ sẽ biết cách tự lập ra kế hoạch chi tiêu cho riêng mình. Trẻ sẽ quý trọng đồng tiền hơn, không còn muốn chi tiêu hoang phí hay đòi hỏi cha mẹ quá nhiều.

Thứ tư: Dạy trẻ biết yêu thương: Bạn nên hướng dẫn trẻ biết cách giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình để tạo phước đức và lòng yêu thương trong con người mỗi bé.

Thứ năm: Để lại ký ức, kỷ niệm đẹp và giúp trẻ hình thành nhân cách đẹp một cách dễ dáng nhất.

Nên dùng loại heo đất (Lợn đất ) tiết kiệm hay dùng lợn nhựa?

Lợn nhựa:
                 Ưu điểm của lợn nhựa: Nhẹ, khó vỡ, rẻ tiền, dễ đút tiền.
                  Nhược điểm của lợn nhựa: Lợn nhựa khi đút tiền vào rất dễ để gắp tiền ra, vì vậy khi cần tiền trẻ có thể tìm cách để rút tiền trong lợn ra, như vậy khó có tác dụng dạy trẻ tiết kiệm, thậm chí còn ngược lại.

Lợn đất (Heo đất):
                  Ưu điểm của heo đất (Lợn đất); Bóng, đẹp, có thể làm vật trang trí, khi đã đút tiền vào lợn thì rất khó khăn để gắp được tiền ra, chính vì ưu điểm này mà Heo đất (Lợn đất) được ưa chuộng nhất khi dùng làm lợn tiết kiệm.
                 Nhược điểm: Dễ vỡ, cần phải cẩn thận, chi phí mua lợn tiết kiệm bằng heo đất (lợn đất) hay heo sứ, lợn sứ tiết kiệm cao hơn mua bằng nhựa.

>>>> Nhiều lợn tiết kiệm (Heo tiết kiệm) tha hồ chọn.






Bài viết khác

Hỗ trợ trực tuyến

Lê Hằng (Kinh Doanh)

Hotline Bán hàng (Kinh doanh)

Scroll