Bát Tràng là một trong số những làng gốm nổi tiếng của miền Bắc thuộc làng Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Cái tên gốm Bát Tràng đã và đang được dân "phượt" Hà thành chú ý, đặc biệt là với dân đam mê nhiếp ảnh (và dân phượt "a-ma-tơ" như em). Cùng em đến Bát Tràng nhé, một làng nghề của nông thôn Việt nam.
Men theo con đường đê sông Hồng gần 10km, tới ngôi làng cổ Bát Tràng nơi nổi tiếng với các mặt hàng gốm sứ. Đến đầu làng Bát Tràng những bình hoa, chậu cảnh, tượng gốm bày la liệt, trải dài khắp làng.
Bát Tràng - làng gốm cổ truyền lừng danh của Việt Nam – ngôi làng có tới hơn 600 năm lịch sử hình thành và phát triển, làng văn hiến, làng khoa bảng của Thăng Long – Hà Nội và cũng là một làng quê cách mạng.
Chợ Gốm Bát Tràng – chợ đầu mối bán buôn, bán lẻ gốm lớn nhất Việt Nam
Các mặt hàng gốm men ngọc, men hoa lan, men rạn của Bát Tràng rất đặc biệt, không lẫn với gốm xứ Thổ Hà, Phù Lãng, Hương Canh...
Bát đĩa là mặt hàng phổ biến nhất tại Bát Tràng.
Rực rỡ với các bình hoa trang trí.
>>> Nhiều Ấm trà sứ rực rỡ mầu sắc truyền thống
Để làm ra đồ gốm, người thợ gốm phải trải qua nhiều công đoạn như chọn đất, xử lý, pha chế đất, tạo dáng, hoa văn, phủ men, cuối cùng là nung sản phẩm.
Kinh nghiệm truyền đời của dân làng gốm Bát Tràng là "Nhất xương, nhì da, thứ ba dạc lò".
Sửa men thành phẩm.
Ngày càng nhiều người chọn Bát Tràng là điểm đến cho ngày nghỉ cuối tuần bởi dịch vụ “chơi gốm” ở đây rất thú vị.
Đến Bát Tràng mọi người sẽ được thỏa sức sáng tạo và xả stress cùng với gốm, tự tay nhào nặn đất, vẽ hoa, tô màu lên những sản phẩm mình yêu thích rồi mang tặng cho bạn bè và người thân.
Hoặc mua quà tặng bạn bè, rất độc đáo và nhiều ý nghĩa nhé (vật dụng cá nhân, đồ trang trí...)
Kết nhất là mấy chiếc chuông gió và mặt nạ hóa trang, đẹp quá!
Nhìn cái gì cũng muốn mua nhưng tiếc là tài khoản không cho phép nên đành ngậm ngùi mang vài món độc đáo nhất về thôi.
Ngày càng nhiều người chọn Bát Tràng là điểm đến cho ngày nghỉ cuối tuần bởi dịch vụ “chơi gốm” ở đây rất hay và độc đáo. Nếu bạn muốn đi thì từ Hà Nội, có thể theo đường thuỷ từ bến Chương Dương hoặc bến Phà Đen, xuôi sông Hồng đến bến Bát Tràng, cũng có thể theo đường bộ qua cầu Chương Dương (hay cầu Long Biên) rồi theo đê sông Hồng đến dốc Giang Cao rẽ xuống Bát Tràng (khoảng 15 km) hoặc theo quốc lộ số 5 đến Trâu Quỳ rẽ về phía tay phải theo đường liên huyện qua xã Đa Tốn đến Bát Tràng (khoảng hơn 20 km). Hôm bữa em đi qua cầu Chương Dương rồi theo dọc đê sông Hồng, đi mất gần 1 tiếng đồng hồ xe bus thôi.
>>>> Kinh nghiệm tham quan du lịch Bát Tràng Nên biết để có chuyến đi hiệu quả
>>>> Xem mẫu Gốm sứ Bát Tràng đẹp để thử làm nghệ nhân các bạn.