Kỳ Lân là một giống thú linh trong hàng Tứ Linh (Long, Lân, Quy, Phụng). Lân là con cái, còn con đực gọi là Kỳ gọi chung là Kỳ Lân. Kỳ Lân thuộc loài nai, hình dáng giống như con hươu, mình vằn, đuôi giống như đuôi trâu, vú giống như vú ngựa, có một sừng trên đầu, tánh rất hiền, không ăn thịt con vật khác chỉ ăn cỏ nên gọi là Nhân thú (con thú có lòng nhân từ). Mỗi khi nơi nào có Kỳ Lân xuất hiện thì có Thánh nhân ra đời cứu giúp dân chúng. Do đó Kỳ Lân báo hiệu điềm lành, sắp có thái bình thịnh vượng...
Phân biệt con Nghê và con Kỳ Lân
Con Nghê là linh vật đặc biệt của văn hóa Việt Nam, con Lân thuộc văn hóa Trung Hoa. Về hình dạng, con Lân trông giống sư tử, mà có sừng, chân như chân trâu, thân hình tròn mập, có vẩy như vẩy rồng, miệng ngậm quả cầu, hay ngồi chống chân lên quả cầu. Con Nghê có kỳ mà không có sừng, mình thon nhỏ, chân như chân chó, dáng thanh, trông rõ ràng dáng chó chứ không tròn mập như dáng như sư tử, đuôi Nghê dài, vắt ngược lên lưng, đuôi Lân ngắn, xòe như cánh chim hay cuộn tròn như đuôi thỏ.
>>>>> Nghê sứ Bát Tràng nên biết tránh đặt sai vị trí.
Bát hương con Nghê Hình trích từ Vietnam ceramics, A separate tradition, John Guy và John Stevensen, Avery Press 1997 Một số người lại còn tưởng lầm con Nghê là con sư tử. Bởi vì chữ “Nghê” (hay “toan nghê”) trong chữ Hán vốn có nghĩa là con sư tử. Tuy nhiên phải để ý rằng có nhiều chữ Hán-Việt mà nếu ta tra tự điển Tầu, thì lại có nghĩa khác hẳn, bởi vì ông cha ta rất nhiều khi mượn chữ Hán nhưng lại đổi nghĩa đi mà dùng (người Pháp khi nghiên cứu về Việt Nam thì lại thường học chữ Hán của người Tầu, tra cứu sách Tầu viết về Việt Nam - chứ không tìm hiểu thẳng vào văn hóa Việt - nên nhiều khi sai nghĩa, sai sự việc rất xa. Người Pháp cũng vì học theo Tầu nên đã sai theo, cũng như từng theo sách Tầu mà gọi sai nước ta là An Nam, trong khi các văn thư cổ của triều đình Huế thì chỉ dùng chữ Việt Nam hay Ðại Nam. Trong quyển Chơi chữ, Lãng Nhân đã từng đưa ra vài ví dụ như: “tử tế” có nghĩa là “tinh mật, kỹ lưỡng” ta lại quen dùng theo nghĩa hiền hậu; “lịch sự” có nghĩa là “trải đời” ta dùng là “sang trọng”, “trân trọng” nghĩa là “quý trọng” lại bị đổi là “nghiêm cung, kính trọng”... Trong cách thức đó, ông cha ta đã không cần để ý đến chữ “Nghê” có nghĩa là con gì trong chữ Hán, mà cứ lấy đó để đặt tên cho “chó đá hóa linh”. Nếu ai đã từng nhìn thấy tượng con Nghê thì cũng đều nhận thấy rằng đó là con chó đang ngồi chứ không phải là con lân hay con sư tử. Vài nhà nghiên cứu đã không có cơ hội này nên chỉ biết theo sách của người Pháp, tự điển của người Tầu mà lầm con nghê Việt Nam ra con sư tử hay con lân của Tầu. Chúng tôi chủ trương rằng nghiên cứu đồ cổ thì phải nhìn thấy tận mắt, tốt hơn nữa là được cầm trong tay, và được nghe từ tiếng nói dân gian trong thôn làng xưa rồi suy nghẫm, tra cứu, đối chiếu. Vì thế, ngoài những hình chạm khắc trên cốn, tượng con nghê trên đầu đao, trên cổng các ngôi đình làng cổ ở miền Bắc, lời chỉ dẫn của các cụ già, chúng tôi còn dựa sự quan sát của mình trên các tượng con nghê, các nậm rượu trong bộ sưu tập đồ cổ của riêng mình.
Tượng sứ cao cấp Bát Tràng được sản xuất bằng loại đất sét trắng cao cấp nhất tạo lên xương gốm cứng chắc, bên ngoài được phủ một lớp men đặc trưng của bát tràng mà không nơi nào có. Sản phẩm được nung ở nhiệt độ 1200 độ C tạo nên độ bền đẹp vĩnh cửu theo thời gian.
Đặc biệt hơn nữa sản phẩm còn được tạo ra từ bàn tay khéo léo của những nghệ nhân gốm tài hoa nhất , giàu kinh nghiệm nhất của Bát Tràng để làm nên những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao.
>>>> Ý nghĩa tượng phật Di Lặc Bát Tràng và cách bầy trí cho hợp phong thủy.
>>>> Xem Gốm sứ Bát Tràng được sử dụng thế nào cho đúng