Chợ gốm Bát Tràng - điểm du lịch mới bên sông Hồng

Phong phú với hàng triệu mặt hàng, chợ gốm sứ quy tụ từ con thú đất nung nhỏ xíu cho đến chiếc lọ lục bình có giá chục triệu. Không chỉ đến mua bán, du khách còn được người dân làng cổ Bát Tràng giới thiệu công nghệ, tinh hoa của sản phẩm gốm truyền thống.

cho-gom-lang-co-bat-trang-1

Mới khai trương hơn 1 tháng song chợ gốm đã hoạt động rất nhộn nhịp, nhất là vào ngày cuối tuần. Sáng sáng, hàng nghìn bạn trẻ Hà Nội, khách nước ngoài men theo bờ sông Hồng hoặc theo tàu du lịch trên sông về chợ. Họ thoả thích ngắm nhìn, sờ tận tay những sản phẩm gốm thuần Bát Tràng. Từ những loại bình, lọ, bát kiểu dáng và màu sắc đương đại đến những loại chén, đĩa cổ được phục chế, các bộ tranh, tượng nghệ thuật từ chất liệu gốm... Giới trẻ rất thích thú những chuỗi vòng gốm được trang trí hoa văn độc đáo, bầy thú xinh xắn...
Không chỉ tự do xem hàng, du khách còn được chủ hàng giới thiệu các công đoạn sản xuất của mẫu hàng, cách vẽ hoa văn, phối màu men mà người thợ thủ công dày công nghiên cứu. Anh Phùng Văn Hữu, một chủ hàng cho hay, các hộ gia đình đưa sản phẩm ra chợ gốm mục đích chính là giới thiệu sản phẩm truyền thống tới khách thập phương, không đặt yếu tố kinh doanh lên hàng đầu. Do vậy, đây là chợ gốm duy nhất mà du khách có thể thoải mái xem hàng hoặc tìm hiểu về sản phẩm theo ý thích.
Theo một số bạn trẻ, ngoài mục đích mua bán đồ gốm sứ khi đến Bát Tràng, họ còn muốn tìm hiểu các công đoạn sản xuất, tinh hoa của sản phẩm gốm. Chợ gốm đã đưa họ gần gũi với sản phẩm gốm và người thợ.
Ông Trần Quốc Việt, Trưởng ban quản lý chợ, cho rằng, mong muốn của người dân Bát Tràng là giữ gìn và lưu danh thương hiệu truyền thống, tên hiệu tạo được chỗ đứng vững chắc trong kinh tế thị trường. Do vậy, sản phẩm của bà con đưa ra chợ gốm đều có chất lượng cao, giá bán hợp lý. Ngoài ra, chợ gốm xoá đi kiểu làm ăn "nhà nào biết nhà đấy", các hộ dân đã giao thương, học tập nhau những kiểu thiết kế mới, màu men lạ, cùng đưa ra những ý tưởng cho sản phẩm độc đáo, mới lạ bởi họ là người tự sản xuất, thiết kế.
Theo ông Việt, hiện nay chợ đã có gần 100 gian hàng, song thời gian tới sẽ mở rộng hơn. Ngoài ra, sẽ bố trí khu vực giới thiệu sản xuất để du khách được biết 24 công đoạn sản xuất gốm, tự tay làm những sản phẩm theo ý thích. Như thế, du khách sẽ hiểu kỹ hơn về nghề truyền thống này.
Tuy nhiên, về Bát Tràng, khách du lịch vẫn phải đi trên con đường đê gần 10 km với đầy "ổ gà". Ngoài ra, còn chịu đựng khói bụi len lỏi khắp làng bởi còn gần 50% hộ dân nung gốm bằng lò than mà chưa chuyển sang lò gas. "Giá mà khắc phục những điểm này, khách du lịch về thăm làng gốm sẽ đông gấp nhiều lần hiện nay", ông Việt nói.

>>>> Kinh nghiệm tham quan du lịch Bát Tràng Nên biết để có chuyến đi hiệu quả

>>>> Xem Gốm sứ Bát Tràng để thử làm nghệ nhân các bạn.

Bình luận trao đổi

Xin mời nhập văn bản có dấu để rõ nghĩa.


Bài viết khác

Hỗ trợ trực tuyến

Lê Hằng (Kinh Doanh)

Hotline Bán hàng (Kinh doanh)

Scroll